Viettel là người thợ may đo Smart City phù hợp nhất
Đăng ngày: 05/08/2019 16:52Viettel là người thợ may đo Smart City phù hợp nhất
Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh (IOC) của tỉnh Thừa Thiên Huế do Viettel triển khai đã chính thức ra mắt sau 6 tháng vận hành thực tế. Trung tâm này được xem là “trái tim” của thành phố thông minh của Huế. Với sự kiện này, Huế biến mình thành nơi đầu tiên trên cả nước có trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, IOC đã triển khai đồng thời 10 dịch vụ đô thị thông minh, hướng đến hiện đại hoá hoạt động quản lý nhà nước. Mô hình Smart City tỉnh Thừa Thiên Huế của Viettel đã chiến thắng hạng mục Giải pháp thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á tại giải thưởng quốc tế Telecom Asia Awards 2019.
Trong một bài phỏng vấn tại sự kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã có những chia sẻ thực tế về nội dung này.
Sau 6 tháng triển khai Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, ông cảm thấy hài lòng nhất ở điều gì?
Xét về kinh tế, hay khả năng tiếp cận của người dân, sản phẩm của Viettel khiến tôi hài lòng nhất là những ứng dụng, giải pháp đơn giản để người dân có thể thực sự tham gia hệ thống này. Họ cảm thấy lợi ích rõ ràng từ đó khi những phản ánh được các cơ quan chức năng kịp thời xử lý và phản hồi.
Điều này hàm nghĩa người dân đang có nhận thức cao hơn về việc triển khai các dịch vụ mà chính quyền đã đặt ra là lấy người dân làm trung tâm. Họ đã thực sự thấy mình là trung tâm.
Ông từng cho biết để giải pháp công nghệ của Viettel áp dụng vào Huế phát huy tính hiệu quả, cần nhất phải có sự tương thích, “may đo” phù hợp với đặc thù của tỉnh. Vậy làm thế nào để có được công thức “may đo” này hay chính xác hơn kinh nghiệm trong việc hợp tác giữa địa phương và doanh nghiệp là gì?
Phải nói thật, không phải mỗi lần “may đo” đều có được “bộ áo quần” ưng ý. Nó là quá trình vừa đo, vừa thử, vừa chọn lựa kích cỡ phù hợp nhất. Đối với tôi, Viettel, đơn vị cung cấp mô hình Smart City cho tỉnh cũng thế. Quá trình đó diễn ra nhiều lần với nhiều doanh nghiệp tiếp cận.
Chúng tôi đưa ra ý tưởng, tuy nhiên, giải pháp của nhiều đơn vị có thể vượt tầm của tỉnh về kinh tế hoặc khả năng sử dụng. IBM hoặc Microsoft đưa ra những giải pháp rất hữu hiệu, quy mô nhưng khả năng về kinh tế của tỉnh hay việc tiếp cận của người dân chưa đáp ứng được.
Cơ hội của Huế chính là tìm cho mình một người thợ may đo được cho mình cái áo vừa nhất, đảm bảo túi tiền, và mặc nó một cách vừa phải. Viettel đã định nghĩa lại cho người dân về khái niệm công nghệ không phải là cao siêu, xa vời, mà nó rất thực tế và phục vụ cho chính đời sống thực tiễn của người dân.
Ông có tin rằng với những gì tỉnh đã làm được về đô thị thông minh, Huế sẽ trở thành niềm cảm hứng?
Chúng tôi đang thay đổi tư duy, nhận thức để thay đổi hành động. Phải đổi mới phương thức làm việc, lấy nền tảng văn hoá để phát triển, tạo ra tư duy đột phá để vươn lên. Chúng tôi xác định rằng đi sau nhưng phải đi vượt, thoát khỏi “vỏ bọc” mà chúng ta thường nhắc đến là bao cấp, xin cho. Sự vươn lên của chính quyền chính là thứ hứng khởi cho người dân, doanh nghiệp nhìn vào.
Khi đến thăm trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ cũng đã xác định: “Huế là một điểm sáng cần học hỏi, và Viettel cần khẩn trương nhân rộng mô hình này trên toàn quốc”. Do đó tôi nghĩ, không chỉ Huế trở thành niềm cảm hứng, mà ngay cả Viettel, cũng sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp cho cộng đồng, cho đất nước.
Nếu chấm Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh trên thang điểm 10, ông nghĩ sẽ được bao điểm?
Cá nhân tôi chấm 8/10 điểm. Bởi vì Viettel đã “may đo bộ quần áo” phù hợp, đơn giản hóa cách mặc nó. Khiến cho nó trở nên dễ dàng hơn với người dân.
Vậy để hướng đến một sự hoàn thiện hơn, đạt điểm số cao hơn, Thừa Thiên Huế cần có thêm giải pháp gì?
Thực tế có rất nhiều thứ cần phải làm tiếp, đặc biệt là tiếp tục nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện những phần mềm ứng dụng. Mặt khác, cần khiến cho người dân tin tưởng hơn vào hệ thống này. Chính quyền các cấp cũng cần có sự am hiểu hơn về hệ thống để có thể xử lý công việc tốt hơn.
Tất cả những điểm còn chưa hoàn hiện sẽ được lãnh đạo Thừa Thiên Huế và Viettel khắc phục trong thời gian tới. Tôi hay nói trung tâm đô thị thông minh muốn tồn tại phải có trái tim của đô thị thông minh. Trái tim này muốn sống được lại cần dinh dưỡng đến từ hai nguồn: Một là cơ sở dữ liệu, hai là những ứng dụng trên thiết bị di động. Hai nguồn này không thể thiếu được và cần được bổ sung để sắp tới, Huế có thể vươn lên 9,5 hay 10 trên thang điểm. Và tất nhiên, chúng tôi rất cần có sự phối hợp đồng hành của Viettel .
| ||||||||||||||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Gọi tên 10 đội thi có giải pháp công nghệ sáng tạo vào vòng chung kết Viettel Advanced Solution Track 2019
- Cách kiểm tra tốc độ mạng internet Viettel , FPT , VNPT trên máy tính và điện thoại
- Sự khác nhau giữa các quán net hiện nay và trước đây
- những lý do kiến bạn bị mất kết nối mạng internet
- mẹo tăng tốc Internet khi bị đứt cáp biển
- Bóp băng thông là gì? Cách phòng tránh như thế nào?
- cung cấp mạng mạng cáp wifi free tại TP.HCM
- xe bus có wifi mới của transerco đi vào hoạt động tại Hà Nội
- Viettel tiên phong trong đầu tư nước ngoài
- Wifi miễn phí tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm