đăng ký lắp mạng viettel
trả sau viettel
đăng ký 4g viettel
Lắp Mạng Viettel, Lap Mang Viettel ,.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 12.272.310
Số người đang xem:  40

Mua nợ xấu: Tiền riêng hay tiền chung?

Đăng ngày: 03/08/2012 12:56
Mua nợ xấu: Tiền riêng hay tiền chung?
Nếu dùng tiền ngân sách, nguyên tắc tối quan trọng là tiền này để vực dậy hệ thống ngân hàng, chứ không phải để cứu các ông chủ ngân hàng.

Mua nợ xấu: Tiền riêng hay tiền chung?

Việc Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua sẵn sàng đứng ra hỗ trợ thanh khoản, mặc dù giúp ổn định hệ thống, nhưng lại tạo tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng và không thúc đẩy họ quyết tâm xử lý nợ xấu. Việc ban hành thông tư về cơ chế cho vay đặc biệt đối với các ngân hàng mất khả năng chi trả cũng cần phải được xem xét lại.

Về nguyên tắc, việc cho vay hỗ trợ thanh khoản, thông qua kênh tái cấp vốn, chỉ được xem xét đối với ngân hàng được đánh giá là chỉ mất thanh khoản tạm thời. Đối với các ngân hàng được đánh giá là đã mất khả năng chi trả (vốn chủ sở hữu âm) thì không thể cho vay, dù là tái cấp vốn hay cho vay đặc biệt.

Kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy, việc đổ tiền vào các ngân hàng này chỉ giúp họ tiếp tục phình to tài sản và nguồn vốn của mình, nhưng lại đi vào hạng mục “tài sản khác”, chứ không phải cho vay ra nền kinh tế. Việc ngân hàng yếu kém vẫn tăng tổng tài sản, dù không tăng dư nợ tín dụng, còn có nguy cơ làm tăng chi phí xử lý nợ xấu.

Công ty mua bán nợ xấu ngân hàng: Cần một mô hình chuẩn

Khi tỉ lệ nợ xấu bình quân lên trên 10% và mang tính hệ thống thì việc sử dụng mô hình công ty mua bán nợ là có cơ sở. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc lựa chọn tiêu chí hoạt động cho mô hình này đóng vai trò quyết định cho sự thành công của nó.

Thứ nhất, vốn cho công ty mua bán nợ phải là tiền “thật” từ ngân sách. Giải pháp dùng tiền cung ứng (tiền phát hành) sẽ có nguy cơ gây bất ôn vĩ mô và chỉ thành công nếu xử lý được nợ xấu trong vòng dưới 1 năm để thu hồi được tiền.

Giải pháp phát hành trái phiếu (hoặc bằng trái phiếu chính phủ hoặc do chính công ty phát hành với sự bảo lãnh của Chính phủ) sẽ đưa vấn đề xử lý nợ xấu vào vòng luẩn quẩn. Đó là do trái phiếu chính phủ ở Việt Nam chủ yếu do các ngân hàng thương mại nắm giữ. Không thể giải quyết nợ xấu bằng cách bán trái phiếu cho ngân hàng, rồi dùng tiền này để mua nợ xấu của chính ngân hàng.

Vậy, nguồn lực để mua lại nợ xấu phải là tiền ngân sách từ việc thoái vốn nhà nước khỏi các hoạt động đầu tư đang có lợi nhuận tài chính cao để thu được giá cao, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thậm chí là bán tài sản nhà nước.

Thứ hai, công ty mua bán nợ phải được giao nhiệm vụ rõ ràng là mua lại nợ xấu của ngân hàng rồi xử lý nhanh trong một khoảng thời gian ngắn bằng cách đòi nợ, bán lại cho bên thứ ba hay thu hồi tài sản. Mục tiêu mua nợ xong rồi tái cấu trúc là không nên, vì thực chất là dùng tiền ngân sách để đảo nợ và cuối cùng nợ xấu vẫn còn đó.

Trên cơ sở đó, công ty mua bán nợ chỉ có thời gian hoạt động có giới hạn. Cần quy định ngay từ đầu là công ty sẽ chỉ hoạt động trong vòng 5 năm và sau đó sẽ chấm dứt hoạt động. Điều này cũng giải thích vì sao cần có một công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu ngân hàng, trong khi đã có Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính. DATC là công ty vừa mua bán vừa tái cơ cấu nợ, hoạt động trên cơ sở lâu dài, mãi mãi và thông qua các thương vụ trực tiếp với doanh nghiệp. Còn công ty mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nước là giúp giải quyết nợ xấu cho hệ thống ngân hàng; sau khi hệ thống ngân hàng trở lại vững mạnh thì sẽ chấm dứt hoạt động.

Hàn Quốc trong năm 1998 - 2003 đã sử dụng công ty quản lý tài sản độc lập với tên gọi KAMCO (Korean Asset Management Corporation). Công ty này nhận 55 tỉ USD từ ngân sách để mua lại nợ xấu với giá bình quân 46%. Kết quả là 70% nợ mua về đã được bán theo phương thức đấu giá, bán lại cho các quỹ tái cấu trúc doanh nghiệp của khu vực tư nhân và phát mãi tài sản.

Thứ ba, nợ xấu mua lại phải là những khoản nợ có thể xử lý được. Đối với khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi thì không mua lại. Với khoản nợ gần như đã mất này, phải dùng vốn dự phòng rủi ro của các ngân hàng để xử lý, còn công ty mua bán nợ chỉ mua những khoản nợ có khả năng thu hồi. Ngoài ra, những khoản nợ mà bản thân ngân hàng có khả năng thu hồi tốt nhất thì cũng không cần mua lại. Vì vậy, nguồn lực cung cấp cho công ty mua bán nợ không phải là để mua lại 100% nợ xấu mà có thể chỉ là 25-50%.

Thứ tư, giá mua nợ phải là giá đã chiết khấu. Kinh nghiệm đau xót của Indonesia cho thấy khi công ty mua bán nợ, dưới tác động của các mối quan hệ chính trị - kinh doanh, đã mua nợ xấu ngân hàng “ngang giá”, từ đó tạo ra một sự bất công lớn và lãng phí nguồn lực nhà nước. Trong khi đó, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc và Malaysia, giá mua nợ xấu bình quân chỉ bằng 45% giá trị nợ trên sổ sách.

Sau cùng, không thể dùng công ty mua bán nợ để mua nợ xấu, rồi cứu các ngân hàng đã mất khả năng chi trả. Nhóm ngân hàng này cần phải được quốc hữu hóa.

Ngân hàng mất khả năng chi trả: Cứu hệ thống, không phải cứu ngân hàng

Quan trọng hơn mô hình công ty mua bán nợ là việc Nhà nước phải đứng ra tiếp quản những tổ chức tín dụng mà tỉ lệ nợ xấu quá cao và đã được đánh giá là mất khả năng chi trả. Tiếp quản ở đây là Nhà nước nhận vai trò chủ sở hữu ngân hàng, nhưng không phải mua lại từ cổ đông hiện hữu.

Các cổ đông hiện hữu có lựa chọn góp thêm vốn, nếu không sẽ mất quyền sở hữu. Nhà nước sẽ dùng nguồn lực ngân sách để trực tiếp xử lý nợ xấu của các ngân hàng này. Sau khi “dọn dẹp” sạch sẽ ngân hàng, Nhà nước sẽ bán lại ngân hàng cho nhà đầu tư mới. Nếu ngân hàng đã quá yếu kém, không thể vực dậy thì cho đóng cửa sau khi hoàn trả đầy đủ cho người gửi tiền.

Đây là giải pháp mà Nhà nước đứng ra làm cầu nối. Việc rao bán các ngân hàng yếu kém trước khi xử lý là không khả thi.Bởi lẽ, không ai chấp nhận mua và nếu mua thì phải có bảo lãnh của Nhà nước đối với các khoản mất mát phát sinh này. Giải pháp này cũng cho thấy, tiền ngân sách không phải dùng để cứu các chủ ngân hàng mà là để duy trì sự vững mạnh của hệ thống. Chỉ khi nào tiền bán lại ngân hàng đủ thu hồi khoản tiền ngân sách đã bỏ ra và còn có lợi nhuận, Nhà nước mới trả lại một phần cho các cổ đông ngân hàng ban đầu.

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận

Liên kết hữu ích Dịch vụ Tiện Ích
- Cáp Quang Viettel Giá Rẻ - Các gói 4G Viettel
- Lắp Mạng Viettel Hà Nội - Các gói Mimax Viettel
- Tổng Đài Lắp Mạng Viettel - Các gói Dcom Viettel
- Lắp Mạng Wifi Viettel 4g viettel
- Khuyến Mãi Internet Viettel
- Truyền Hình HD Viettel
- Lắp Mạng Viettel cho Sinh Viên
- Câu hỏi thường gặp lắp mạng viettel
- Thủ tục đăng ký internet viettel
- Xem các tin Viettel khác


Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)

Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

Hà Nội : 0985 528 522 - TP HCM: 0985 786 123
Số Điện thoại các tỉnh XEM TẠI ĐÂY
Thanhmc@viettel.com.vn