Cáp quang lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu 255 Terabits/s
Đăng ngày: 30/10/2014 10:10Cáp quang lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu 255 Terabits/s
Cáp quang lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu 255 Terabits/s
Hà Lan xác lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu cáp quang : 255 Terabits/s hệ thống cáp quang với đường truyền dữ liệu nhanh nhất hiện nay,
Các nhà nghiên cứu tại Đại học công nghệ Eindhoven (TU/e), Hà Lan, tuyên bố đã phát triển thành công dạng cáp quang thế hệ mới với băng thông lớn gấp 21 lần so với chuẩn giao tiếp mạng hiện tại.
Các nhà nghiên cứu Hà Lan xác lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu: 255 Terabits/s
Với dạng cáp nói trên, nhóm nghiên cứu đã lập kỷ lục mới với tốc độ truyền tải dữ liệu là 255 Terabits/s. Dạng cáp mới hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề tắc nghẽn mạng cáp quang do nhu cầu sử dụng đang ngày càng tăng như hiện nay.
Ngày nay, mức tăng trưởng nhanh chóng của các dịch vụ Internet và sự ra đời của ngày càng nhiều các trung tâm dữ liệu, kéo theo nhu cầu sử dụng băng thông cũng tăng theo một cách đột biến. Để truyền được lượng dữ liệu lớn hơn bằng hệ thống cáp quang hiện tại, một lựa chọn được đề xuất là tăng cường độ tín hiệu để khắc phục những hao hụt vốn có trong quá trình truyền dữ liệu trên vật liệu sợi thủy tinh. Tuy nhiên, cách làm này vô tình tạo ra hiệu ứng quang học phi tuyến, khiến việc phục hồi thông tin sau quá trình truyền tải chỉ có thể được thực hiện trong một giới hạn nhất định
Dạng cáp quang mới với 7 loại lõi, mỗi lõi có thêm 2 chiều vuông góc, cho tốc độ truyền dữ liệu đạt 255 Terabits/s
Nhóm các nhà nghiên cứu tại TU/e, dẫn đầu bởi tiến sĩ Chigo Okonkwo và Rodrigo Amezcua Correa, đã chứng minh tiềm năng của một dạng cáp mới giúp tăng khả năng truyền tải dữ liệu và giảm thiểu ảnh hưởng khi tình huống tắc nghẽn xảy ra. Công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Photonics số ra mới đây.
Về cơ bản, dạng cáp mới bao gồm 7 lõi khác nhau thay vì chỉ có 1 lõi như trên thế hệ cáp quang hiện tại. Mỗi lõi đều có khả năng truyền dẫn ánh sáng. Chúng ta có thể hình dung dạng sợi mới như một con đường cao tốc với 7 làn đường khác nhau. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là mỗi "làn đường" được bổ sung thêm 2 chiều vuông góc. Đồng thời các "làn đường phụ" cũng có khả năng truyền tải dữ liệu. Điều này cho phép "3 xe chở dữ liệu" có thể di chuyển trên cùng một "làn đường". Kết quả cuối cùng, kỹ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu có thể truyền được tổng cộng 255 Terabits dữ liệu mỗi giây, nhanh gấp 20 lần so với chuẩn hiện tại (4-8 Terabits/s). Con số này tương đương tốc độ khoảng 32Terabyte/s.
Tiến sĩ Chigo Okonkwo cho biết: "Dạng cáp mới có đường kính chưa tới 200 micromet nên sẽ không chiếm nhiều không gian như các hệ thống cáp trước đây. Tuy nhiên, tốc độ truyền tải dữ liệu của nó là thật sự đáng kinh ngạc. Mặt khác, đây chỉ là khởi đầu và khả năng trong tương lai, con số tốc độ có thể tăng lên tới hàng Petabits/s." Đó cũng chính là mục tiêu chính trong chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ truyền dữ liệu do Ủy ban liên minh châu Âu khởi xướng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Đồng thời, loại cáp mới còn tạo tiền đề cho nhiều kỷ lục khác được xác lập trong tương lai nhằm giải quyết nhu cầu băng thông internet toàn cầu đang tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng như hiện nay.
Các bài viết liên quan
| ||||||||||||||||||||
|
Tin cùng loại cũ hơn
- Dù có khó vẫn phải ứng dụng CNTT trong nông nghiệp
- Cáp quang AAG sẽ được sửa chữa vào ngày 1-10
- Tốc độ Internet Việt Nam chậm gần nhất châu Á
- Bắc Kinh siết chặt an ninh trên internet
- Giải pháp sạc không dây mới
- Thử nghiệm bán hàng trực tuyến cho chợ Bến Thành
- Hướng dẫn cách bấm cáp mạng RJ45 - Lắp Mạng Viettel
- Cẩn trọng với bảo mật Wi-Fi doanh nghiệp - Wifi Viettel
- Trung quốc hack các trang web viettel - Lắp Mạng Viettel
- Uyên ương Việt kiều chuẩn bị cưới từ xa